Diễn đàn chia sẻ chữa khỏi bệnh dạ dày an toàn hiệu quả!


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

PHÁC ĐỒ THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

2 nhận xét
Hiện nay tình trang xã hội mắc phải chứng bệnh đau viêm dạ dày là rất phổ biến, để tìm ra một loại thuốc hay một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất hiện nay vẫn đang là câu hỏi lớn đối với ngành y học nước nhà cũng như nền y học thế giới. Với một phác đồ thuốc tây y điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả có thể kéo dài tình trạng bệnh hoặc khỏi rứt điểm, nhưng cũng có những phác đồ thuốc tây y không mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Hôm nay ban quản trị diễn đàn đưa ra một số phác đồ điều trị trong từng thể để quý vị tham khảo và tìm được hướng điều trị tốt nhất.


I. Loét dạ dày – tá tràng có nhiễm HP (Active HP-associated ulcer):
Phác đồ chung:
  • PPI + AC/AM/MC/BMT. (PPI: 
  • Omeprazole 20mg/Lanzoprazole 30mg/Pantoprazole 40mg/Rabeprazole 10mg).
  • Uống thuốc 2 lần/ngày, trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp với:
+ Phác đồ 1: 
  • PPI/RBC + ACAC
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
  • Hoặc: RBC 400mg x 2 lần/ngày+ AC
+ Phác đồ 2:
  • PPI + MC
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
+ Phác đồ 3:
  • PPI + AM:
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày.
+ Phác đồ 4:
  • PPI + BMT
  • Bismuth subsalicylate 2v x 4 lần/ngày, kết hợp với:
  • Metronidazole 250mg x 4 lần/ngày + Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày.
  • Điều trị từ 1 đến 2 tuần tấn công sau đó duy trì bằng PPI ngày 1 lần vào buổi sáng trước ăn trong 4 – 8 tuần.

* Các phác đồ thường dùng theo thứ tự ưu tiên như sau: 
  • - OAC: Omeprazole + Amoxicilline + Clarithromycine.
  • - OMC: Omeprazole + Metronidazole + Clarithromycine.
  • - OAM: Omeprazole + Amoxicilline + Metronidazole.

II. Tái nhiễm HP không kèm loét:
  • - Phác đồ 4 thuốc: PPI + BMT trong 1 tuần, hoặc:
  • - Phác đồ 3 thuốc: PPI + 2 kháng sinh trong 1 tuần.

III. Tái nhiễm HP có kèm loét dạ dày tái phát:
- Phác đồ 4 thuốc hoặc 3 thuốc trong 1 tuần, sau đó, nếu:
  • + Loét hành tá tràng có/không biến chứng: PPI/kháng H2 receptor trong 3 tuần, hoặc:
  • + Loét dạ dày điều trị như loét hành tá tràng nhưng thời gian điều trị là 5 tuần.

IV. Loét tái phát không kèm tái nhiễm HP:
Tìm nguyên nhân như: NSAIDs, hội chứng Zollinger-Ellison…
  • - PPI/kháng H2 receptor x 4 – 6 tuần tùy theo loét dạ dày hay tá tràng.
V. Loét dạ dày – tá tràng không có nhiễm HP (Active ulcer not attributable to HP):
1. Do dùng thuốc NSAIDs, Corticoid, u ác tính dạ dày:
a. Thuốc ức chế bơm Proton:
- Loét hành tá tràng không biến chứng: 
+ Omeprazole 20mg/Lansoprazole 15mg/ngày x 4 tuần.
- Loét dạ dày hoặc loét có biến chứng:
+ Omeprazole 20mg x 2 /Lansoprazole 30mg x 6 – 8 tuần.
b. Thuốc đối kháng H2 receptor:
- Loét hành tá tràng không biến chứng:
+ Cimetidine 800mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 300mg x 2 /Famotidine 40mg lúc ngủ trong 6 tuần.
- Loét dạ dày:
+ Cimetidine 400mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 150mg x 2 /Famotidine 20mg x 2 trong 8 – 12 tuần.
Loét có biến chứng không khuyến cáo dùng thuốc đối kháng H2 receptor.
c. Sulcralfate 1g x 4 trong trường hợp loét hành tá tràng không biến chứng.
2. Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
PPI: Omeprazole/Lansoprazole 60mg/ngày.

VI. Điều trị dự phòng giảm loét:
Dự phòng khi có loét hoặc biến chứng từ trước, sử dụng NSAIDs, corticoid, thuốc kháng đông, người già > 70 tuổi.
  • - Điều trị tấn công:
  • + Misoprostol (Cytotec) 100 – 200gg x 4lần/ngày, hoặc:
  • + PPI x 2 lần/ngày.
- Điều trị duy trì:
  • Thuốc đối kháng H2 receptor:Cimetidine 400-800mg/Ranitidine/Nizatidine 150-300mg/Famotidine 20-40mg, uống lúc đi ngủ.
------------------------------------------------
Từ viết tắt:
  • - PPI: Proton pump inhibitors.
  • - RBC (Ranitidine Bismuth Citrate).
  • - AC: Amoxicicline + Clarithromycin.
  • - AM: Amoxicicline + Metronidazole.
  • - MC: Metronidazole + Clarithromycin.
  • - BMT: Bismuth subsalicylate + Metronidazole + Tetracyclin.
Có thể thay Metronidazole bằng Tinidazole.
  • - HP: Helicobacter pylori.
  • - NSAIDs: Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs.
-------------oOo-------------

Tài liệu tham khảo
  • 1. Trần Thiện Trung – Viêm loét dạ dày – tá tràng và vai trò của Helicobacter pylori, NXB Y học, 2002.
  • 2. Current – Medical Dignosis & Treatment – Peptic Ulcer Disease, p. 599-605, 39th Edition 2000.
  • 3. John Del valle – Peptic Ulcer Disease and Related Disorders – Harrison’s Principles of Internal Medicine – 15th Edition (CD Disk).
-----------------------------------------------------
Phụ lục
A. Các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng:
I. Thuốc kháng tiết acid (Acid – Antisecretory Agents):
Thuốc ức chế bơm Proton H+, K+ ATPase (Proton pump inhibitors):
  • - Omeprazole 20mg: Losec, Helinzole, Omemax, Belifax, Lomax.
  • - Esomeprazole 20-40mg: Nexium.
  • - Lansoprazole 30mg: Prevacid
  • - Pantoprazole 40mg: Pantoloc, Protonix
  • - Rabeprazole 10mg: AcipHexThuốc đối kháng thụ thể H2 (H2 Receptor Antagonists):
  • - Cimetidine, Ranitidine, Nizatidine, Famotidine (Pepcid).
II. Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc (Agents Enhancing mucosal defenses):
  • - Sucralfate: Aluminium hydroxide & Sulfate (viên).
  • Điều trị duy trì: 1g 1 giờ trước ăn và lúc đi ngủ hoặc 2g x 2 lần/ngày, tấn công 1g x 4 lần/ngày trong 4-6 tuần, trước 3 bữa ăn chính và trước ngủ.
  • - Bismuth: CBS: Colloidal Bismuth Subcitrate; BSS: Bismuth Subsalicylate (Pepto-Bismol).
  • - Prostaglandin analogs: Misoprostol 100-200mg (Cytotec).
  • - Kháng acid (Antacids): Mylanta I (Al hydroxide 200mg, Mg hydroxide 200, Simethicon 20), Mylanta II (Al hydroxide 400mg, Mg hydroxide 400, Simethicon 30), Maalox (Al hydroxide 400mg, Mg hydroxide 400), Maalox plus (Al hydroxide 200mg, Mg hydroxide 200, Simethicon 25) Tums (Ca carbinate 500).
  • - Phosphalugel: Aluminum phosphate dạng keo 12,38g/gói 20g.
  • - Grangel: Aluminum hydroxide 392,2mg, Magnesium hydroxide 600mg, Simethicon 60mg/gói 10ml.
  • - Barudon: Oxethazaine 20mg (gây tê niêm mạc), Aluminum hydroxide 582mg, Magnesium hydroxide 196mg/gói 10ml.
  • - Mytolan: Simethicon 133,3mg,Aluminum hydroxide 1515,2mg, Magnesium hydroxide 400,2mg/gói 10ml.
III. Kháng sinh:
Amoxicilline, Clarithromycine, Metronidazole, Tetracyclline.Các thuốc trên thường được phối hợp từng 2 thuốc một.
B. Thuốc phối hợp:
- Helidac: BSS + Tetracycllin + Metronidazole 4lần/ngày x 2 tuần.
- Prevapac: Lansoprazole + Clarithromycin + Amoxicycllin 2 lần/ngày x 2 tuần.
C. Khác:
- Tỷ lệ nhiễm HP:
+ Loét tá tràng: 30-60% (tài liệu khác 90%).
+ Loét dạ dày: 70-80%.
- Tỷ lệ điều trị tiệt căn HP:
+ Phác đồ OAC (Lansoprazol + A + C 86-92%; Omeprazole + A + C 86-91%), OMC 87-91%, OC 70-80%, RBC + C 82-86%, BSS + M + T 86-90%.
- Tỷ lệ loét dạ dày 6-15% (tài liệu khác 15-30%).
- Tỷ lệ loét dạ dày do NSAIDs là 10-20%; loét tá tràng 2-5%.
- Tỷ lệ hội chứng Zollinger-Ellison (Gastrinoma) <1%.
- Viêm thực quản trào ngược (Reflux esopgagitis), bệnh dạ dày – thực quản trào ngược (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease).

2 nhận xét: Diễn đàn Cùng chia sẻ thông tin với blog. ▼

  1. Nguyễn Huy Khánhlúc 02:03 19 tháng 5, 2015

    Thuốc tây rất khó để chữa rứt điểm được bệnh này. Em chữa rất nhiều lần với thuốc tây rồi, nhưng dạ dày chỉ đỡ được 1 thời gian xong tái lại. Xong uống mãi thành nhờn thuốc càng đau thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Like Bạn. Tôi cũng uống nhiều thuốc tây lắm rồi nhưng không thấy hiệu quả.

      Xóa

➠ Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu. Ban biên tập Blog có thể sẽ biên tập nội dung phản hồi của quý vị cho phù hợp với tiêu chí chung của blog). Xin cảm ơn phản hồi của bạn đọc gửi tới. Xem thêm thông tin về tôi: ➥Click tại đây

 

Blog chia sẻ phương pháp chữa bệnh dạ dày

Tôi là Nguyễn Văn Trường, tôi lập ra Blog này với mong muốn đây là nơi chia sẻ của cá nhân tôi và kết nối chia sẻ những cách chữa bệnh đau viêm dạ dày của đông đảo bạn đọc chia sẻ. Hy vọng những đóng góp chia sẻ của tôi cùng các thành viên tại Blog sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh. Cũng rất mong những đóng góp, chia sẻ của bạn đọc để diễn đàn ngày một nhiều thông tin hữu ích đến mọi người. Xem thêm thông tin về tôi Click TẠI ĐÂY .

Blog chia sẻ

Copyright © 2013 Chữa bệnh đau dạ dày All Right Reserved