Diễn đàn chia sẻ chữa khỏi bệnh dạ dày an toàn hiệu quả!


Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

BỆNH VIÊM TRỢT HANG VỊ DÀY DÀY CẤP VÀ MÃN TÍNH

0 nhận xét
Viêm dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em Đặc điểm của bệnh đau dạ dày là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm..
Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày

Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu... Thực tế bệnh viêm dạ dày có thể không gây triệu chứng lâm sàng nào cả.

Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ Bệnh viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng. 

Viêm trợt hang vị dạ dày - một triệu chứng rất hay gặp khi bênh nhân bị đau dạ dày và nội soi dạ dày. Bạn hãy cứ tưởng tượng dạ dày cũng như các phần da khác trên cơ thể người, nếu va chạm mạnh với một vật thể nào đó hoặc va chạm với vật sắc nhọn sẽ bị trợt da. Nếu bạn bị viêm trợt dạ dày mà không chữa khỏi ngay để lâu vết trợt sẽ trở thành viết loét và việc điều trị trở lên khó khăn hơn.

Viêm trợt hang vị dạ dày thường rất khó chữa khỏi. Rất nhiều người bệnh đi khám nội soi được chuẩn đoán bị viêm trợt hang vị dạ dày và được kê đơn thuốc. Tuy nhiên một trong số đó chữa khỏi nhưng rất hay tái phát hoặc một số chữa nhưng vẫn không khỏi. Vậy bệnh viêm trợt hang vị dạ dày là gì và cách điều trì bệnh viêm trợt hang vị thế nào. Hôm nay nhà thuốc sẽ cùng đọc giả nghiên cứu bệnh viêm trợt hang vị.
Viêm trợt hang vị là một bệnh hay gặp ở những trường hợp đau dạ dày. Tại vùng viêm, niêm mạc dạ dày bị những xước nhẹ cũng tương tự như bạn bị sước da. Do vết xước nằm trong vùng dạ dày thường xuyên tiếp xúc với thức ăn nên vết thương khó liền hơn. Nếu bạn đã đi nội soi thì hình ảnh viêm trợt hang vị sẽ như sau:

Dạ dày ví như một "nhà kho", Hang vị lại là 1 góc của kho bạn ăn bất cứ thứ gì vào nó cũng rơi xuống nhà kho trước. Nơi đây có một loại dịch gọi là "dịch vị" làm nhiệm vụ giống như "cày vỡ" thức ăn. Mỗi ngày dạ dày tiết ra chừng 1,5 đến 2 lít dịch vị.

Dịch vị bao gồm: acid clohydric với độ pH vào khoảng 1,5 tác dụng trực tiếp lên thức ăn làm chúng rắn cũng phải mềm, các thớ thịt nếu ta nuốt vội cũng bị mềm ra. Men pepsin có nhiệm vụ như một lưỡi dao sắc bén cắt các mối nối gọi là peptid để thịt nhuyễn ra giống như bạn cho vào máy xay.
Cùng lúc ấy thì dạ dày chuyển động, co bóp để dịch vị thấm đều, tác dụng hết vào các phần thức ăn. Nếu vậy bạn sẽ hỏi: vậy thì dạ dày cũng là cơ, sao không bị dịch vị "tiêu" luôn? Đúng vậy, bởi dạ dày có một lớp niêm mạc lót bên trong, lớp này tiết ra chất nhầy mucin có tác dụng bảo vệ, chống lại acid. Nếu vì lý do nào đó dạ dày tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy thì thành dạ dày bị tổn thương từ viêm sung huyết, vết trợt và vết loét. Câu chuyện thường là như vậy.

Các nguyên nhân gây tổn thương dạ dày và gây bệnh viêm trợt hang vị:

  • - Vi khuẩn Helicobacter pylori: đây là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương dạ dày dẫn đến đầy bụng, khó tiêu là dấu hiệu bạn cảm thấy. Tuy nhiên nếu lấy dịch vị đem soi thì kẻ "nội gián" nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày tha hồ đục khoét, tạo ra nhiều tổn thương và là nguyên nhân gây ung thư dạ dày kể cả ở người trẻ.
  • - Nhiễm độc dạ dày do hóa chất tẩm ướp trong thực phẩm, do rượu bia triền miên, hút thuốc lá làm chất nhầy giảm hẳn, mất khả năng bảo vệ.
  • - Ăn uống vô tội vạ, giờ giấc linh tinh, bữa no căng rốn, bữa nhịn đói khiến sự bài tiết dịch vị hỗn loạn, mất cân bằng thường tăng tiết acid tạo ra loét.
  • - Căng thẳng thần kinh làm thần kinh phế vị (đi vào dạ dày) bị kích thích làm tăng tiết dịch vị gây ra tổn thương viêm loét.
  • - Một số thuốc như aspirin, corticoid, ibuprofen có thể gây ra kích ứng gây viêm dạ dày cấp.
Trở lại vấn đề của bạn. Nếu bác sĩ soi dạ dày thông báo có vết trợt ở vùng hang vị thì cần thêm một bước xác định có vi khuẩn không. Khi tìm ra thủ phạm là vi khuẩn thì kháng sinh điều trị sẽ hữu hiệu. Trong y học việc tìm nguyên nhân hay ta gọi là thủ phạm đích thực mới giúp bác sĩ điều trị đúng.

Trong những điều tôi liệt kê ở trên bạn nên rà soát xem mình vướng vào nguyên nhân nào để từ bỏ (rượu, bia, thuốc lá, cách ăn uống..). Chỉ có như vậy mới mong điều trị có kết quả.
Nếu bạn bị viêm trợt hang vị cần liên hệ ngay với chúng tôi để chữa bệnh ở giai đoạn sớm sẽ rất mau lành. Nhà thuốc với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh về dạ dày nói chung và bệnh viêm trợt hang vị nói riêng sẽ điều trị cho bạn khỏi hẳn trong 1 tháng dùng thuốc.

I. Các thuốc chống acide chlorhydrique: 

Chúng trung hòa ion H của HCL, làm cho pH tăng trên 3, đặc biệt làm thay đổi tính acide (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. 
Có hai loại thuốc chống acide: 
1. Thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique vv... Hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp, hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ dùng trong 1 hoặc 2 ngày. 
2. Thuốc chống acide ion (+) (cation): Các thuốc này có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon... Trong Barudon có chứa Hydroxyde, Aluminium, Magnesium, và oxthazaine, oxthazaine có tác dụng làm tê tại chỗ như Lidocaine nhưng mạnh hơn, an toàn hơn. Loại thuốc này cần uống nhiều lần trong ngày để duy trì pH luôn luôn trên 3 - 3,5 dùng sau khi ăn, không được dùng trước ăn, sẽ gây tác dụng ngược lại. Các thuốc này có tác dụng ngăn cản hấp thụ các thuốc khác, do đó thuốc thứ 2 phải uống sau thuốc chống acide ít nhất 2 giờ. 

II. Các thuốc tạo màng bọc: 

Những thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhày dạ dày thành một màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, tuy nhiên chúng cũng có tác dụng trung hòa acid, nhưng yếu hơn thuốc chống acid, đó là: Silicate Al (Kaolin, smecta) .Silicate Mg (gastropulgite...) .Bismuth: Subcitrate Bismuth (Trymo) hay CBS. 
Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P. 
Liều lượng: 120mg/lần x 4 lần/ngày, dùng trong 30 ngày, sau đó phải dừng. 
Sucralfatre (Ulcar, Keal, Sucrate gel, Sucrabest...): Đó là muối Aluminium của Sucrose octa sulfat. Khả năng gắn với protein của dịch nhày rất chắc, không bị mật phá hủy, ngăn chặn tái hấp thu H+ và kích thích sản xuất prostaglandine, do đó được dùng nhiều hơn. 
Liều lượng: 1gr/lần x 3, 4 lần/ngày, dùng trước khi ăn. 

III. Các thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2: 

Cimetidin (Cimet, Tagamet) đưa vào thị trường đầu tiên vào năm 1978, đến nay đã có nhiều thế hệ thuộc nhóm thuốc này, những thế hệ thuốc càng về sau, tác dụng càng mạnh hơn, tác dụng phụ càng ít hơn, do đó liều lượng dùng cũng ít hơn.Như Ranitidine . Nizatidine . Famotidine
Ghi chú: Các thuốc trên đây, ngoài tác dụng điều trị loét còn dùng điều trị chứng trào ngược, tăng acide hoặc để dự phòng loét tái phát. 
IV. các thuốc ức chế bơm proton: 
ức chế men H+/K+ ATPase làm cho tế bào bìa không bơm H+ ra ngoài, nghĩa là không còn tiết dịch HCL nữa. Trong nhóm này có nhiều biệt dược khác nhau: Lanzoprazole (Lanzor, Ogast, Prevacide...); Omeprazole (Omeprazole, Mopral, Zoltum, Losec...); Pantoprazole (Pantoprazole, Eupantol, Inipomp...); Rabeprazole (Pariet...); Esomeprazole (Inexium, Nexium, Leziole)

Ghi chú: 

Ngoài tác dụng chống loét, các thuốc trên còn được dùng trong chứng trào ngược dạ dày thực quản, rất có tác dụng. Các thuốc trên còn dùng điều trị diệt HP, thường phối hợp với Amoxicilline, Clarithromycine và Metronidazole.Theo kinh nghiêm điều trị các kháng sinh để diệt trừ HP nếu dùng đơn độc thì rất ít hiệu lực tiêu diệt HP ,không nh ững thế còn gây ra tình trạng kháng thuốc .Cho nên đường lối hiện nay là kết hợp nhiều loại từ 3 thứ hoặc 4 th ứ thuốc .Thông thường kết hợp 1 kháng sinh + 1imidazol + 1 thuốc ức chế bơm prôton hay Bismuth . 
Phác đồ hiệu quả mà các BS khuyên dùng để điều trị viêm trợt hang vị dạ dàyhiện nay : Nêu có nhiễm khuẩn HP : klqchlorophyll + K-borini (Hoặc Zarnizo-k) . Trường hợp không nhiễm khuẩn HP : klqchlorophyll + Zantac + Motilium-M
Các bạn có thể tim hiểu rõ thông tin hơn tại

0 nhận xét: Chia sẻ thông tin cùng Blog ▼
Chia sẻ thông tin:
Cùng chia sẻ thông tin với blog. Mỗi chia sẻ của bạn là một thông tin hữu ích tới mọi người. "Cùng học hỏi cùng chia sẻ" mọi người nhé.

Đăng nhận xét

 

Blog chia sẻ phương pháp chữa bệnh dạ dày

Tôi là Nguyễn Văn Trường, tôi lập ra Blog này với mong muốn đây là nơi chia sẻ của cá nhân tôi và kết nối chia sẻ những cách chữa bệnh đau viêm dạ dày của đông đảo bạn đọc chia sẻ. Hy vọng những đóng góp chia sẻ của tôi cùng các thành viên tại Blog sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh. Cũng rất mong những đóng góp, chia sẻ của bạn đọc để diễn đàn ngày một nhiều thông tin hữu ích đến mọi người. Xem thêm thông tin về tôi Click TẠI ĐÂY .

Blog chia sẻ

Copyright © 2013 Chữa bệnh đau dạ dày All Right Reserved